cm 5000
chữa rụng tóc

Chỉ mua một cây kem cho hai con gái – Bí kíp dạy con của bà mẹ Nhật

Bí kíp dạy con của bà mẹ Nhật

Hideko là một bà mẹ người Nhật, cô có hai con gái rất xinh xắn và đáng yêu. Hãy cùng tham khảo 7 bíp kíp giáo dục vô cùng độc đáo của bà mẹ thông minh này nhé.


Từ bí kíp này, trẻ sẽ học được cách chia sẻ, nhường nhịn và cách giải quyết vấn đề.
Hideko chỉ mua cho hai cô con gái yêu một cây kem. Vì vậy, đã xảy ra những tình huống sau:Ai sẽ là người cầm kem? Ai sẽ ăn miếng đầu tiên? Ai cắn miếng to hơn? Hai đứa trẻ tranh cãi nhau là chuyện rất thường tình.
Hideko không lên tiếng, chỉ mỉm cười đứng nhìn hai đứa trẻ giành nhau, chỉ đến khi một trong hai đứa trẻ có biểu hiện hơi quá thì cô mới can thiệp.
Khi đi ra ngoài ăn cơm, cũng chỉ có đặt một phần ăn cho trẻ em, bất kể là món gì cũng chỉ có một, đồ chơi cũng chỉ mua một. Có thể rất nhiều người nghĩ rằng Hideko rất keo kiệt, vì tiết kiệm nên bắt con phải chơi chung, để chúng phải giành nhau.
Nhưng cách nghĩ của Hideko lại hoàn toàn khác:
Khi cái thứ độc nhất vô nhị mà cả hai đứa trẻ đều “khao khát” ở ngay trước mặt, chúng sẽ làm như thế nào? Chúng nằm xuống đất lăn qua lăn lại ăn vạ có giải quyết được vấn đề không? Cho dù là ở ngoài xã hội, ở nhà trẻ, hay ở trường học, trẻ em sẽ luôn luôn được tôn trọng ở một mức độ nhất định, được phân chia bình đẳng, vì thế cơ hội san sẻ sẽ càng ngày càng ít.
Bởi thế, Hideko đành phải cố tạo ra những hoàn cảnh khó khăn cho bọn trẻ, giúp chúng học cách san sẻ, nhường nhịn cũng như tự mình giải quyết vấn đề.
2. Cho phép trẻ đánh nhau
Ngoài việc tranh giành nhau về đồ ăn, đồ chơi, lũ trẻ còn giành nhau rất nhiều những thứ khác nữa, thậm chí là ôm mẹ. Ví như hôm nay ai ngủ bên phải mẹ, ai ngủ bên trái mẹ …
Có lúc bọn trẻ thương thảo không được, liền chuyển sang động thủ tay chân, có lúc đánh nhau đến nỗi cả hai đều khóc hu hu mà vẫn chưa chịu dừng lại.
Thông thường Hideko không can thiệp khi hai con đánh nhau, cũng không bắt chị phải nhường cho em. Ở nhà bố mẹ có thể can thiệp để tạo ra hoàn cảnh công bằng, nhưng thực tế là ở trường học và ngoài xã hội không có công bằng tuyệt đối.
Vậy nên, từ nhỏ phải giúp trẻ khám phá và phát huy khả năng của mình, biết cách tự nhường nhịn, biết cách “chịu thua” và nhận ra vấn đề.
3. Trẻ có thể không ăn cơm, nhưng không thể phá vỡ sự tập trung của trẻ
Giúp cho trẻ có được thói quen đọc là một chuyện vô cùng quan trọng. Nhà cần thu dọn chỉnh tề sạch sẽ, chỉ có sách là có thể để khắp mọi chỗ. Sách của trẻ nên đặt ở những chỗ vô cùng thuận tay, có lúc thậm chí vứt lung tung.
Trẻ em vô tình gặp phải thứ mà nó thấy thú vị thì sẽ cầm lên xem. Lúc này nếu đúng vào thời gian ăn cơm, Hideko tuyệt đối không quát trẻ “ăn cơm thôi”, để trẻ không bị đứt đoạn khi đang chìm đắm với thế giới trong sách.
Đói một lúc cơ thể cũng không phát sinh vấn đề, nhưng nếu thường xuyên cắt đứt mạch cảm xúc, thì rất khó để trẻ hình thành được những thói quen quý báu mà có thể giúp ích cho cả cuộc đời sau này của trẻ.
Khi trẻ tập trung đọc sách, không nên vì yêu chiều mà hỏi câu: “Cưng à, con đang làm gì vậy?”,bởi sự yêu thương của bạn vô tình phá vỡ sự tập trung của trẻ.
4. Giúp trẻ coi chó như một thành viên của gia đình
Nhà của Hideko có một con chó, hai con cá vàng, hai con châu chấu. Nuôi động vật không phải là để cho trẻ nghịch, cũng không phải chỉ là để nhìn, mà là để chúng biết quý trọng sinh mệnh.
Chị Tsuguru 6 tuổi phụ trách việc cho chó, châu chấu ăn và vệ sinh lồng chuồng cho chúng, ngoài ra còn dẫn chó đi dạo (thậm chí cả việc dọn phân cho chó). Còn em gái Komomo 4 tuổi thì phụ trách cho cá vàng ăn. Đối với Hideko, sau khi sinh 2 cô con gái, lúc đưa chúng từ bệnh viện về nhà, thì việc đầu tiên là cho chó nhìn thấy đứa trẻ, cho chú chó biết đây là thành viên mới của gia đình, nhất định phải chung sống hòa thuận.
Hai đứa nhẻ khi ở nhà, nếu lúc nào mà chúng cãi nhau om sòm, thì con chó liền chạy tới sủa gâu gâu, ngụ ý bảo bọn trẻ hãy yên tĩnh một chút. Hai chị em thấy thế bèn bảo nhau: “Con chó nổi giận rồi, chúng ta nhỏ tiếng thôi”.
5. Dạy trẻ từ nhỏ đã phải biết phân chia việc nhà
Không nên cho rằng, trẻ không thể làm được các việc, và cũng không thể giúp đỡ được người khác. Từ rất nhỏ, ý nghĩ muốn giúp đỡ người khác đã được hình thành rồi, người lớn nhất định phải tôn trọng tâm lý này, không nên nghĩ rằng “chúng càng giúp càng thêm phiền”.
Người lớn nhìn thì không thấy có ý nghĩa gì, nhưng đối với trẻ đó là dốc toàn sức giúp đỡ người khác, là việc rất có ý nghĩa và cũng có thể hình thành sự tự tin cho trẻ. Quan trọng hơn, nó sẽ giúp thúc đẩy sự trưởng thành về cả thân lẫn tâm của trẻ, giúp trẻ sau này thuận lợi hơn khi bước vào đời.
6. Giúp trẻ biết cảm ơn và nhận lỗi
Có thể nhiều người cho rằng những lễ tiết của người Nhật rất phức tạp và rườm rà, nhưng trên thực tế người đối diện nhận được sự đối đãi như vậy hầu hết không có ai tỏ ra phản cảm.
Khi cha mẹ và những người xung quanh quá nuông chiều, giúp trẻ làm tất cả các việc, sẽ khiến trẻ không hình thành được ý thức lao động, và chúng cho rằng người khác làm thay mình đó là điều đương nhiên. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến tiền đồ sau này của trẻ.
Những đứa trẻ không biết xin lỗi, thông thường sẽ đổ hết những lỗi lầm mình đã gây ra lên thân người khác. Có thể tưởng tượng được những đứa trẻ như vậy, sau này ra ngoài xã hội sẽ gặp nhiều trở ngại như thế nào. Vì thế phải giúp trẻ biết cảm ơn và xin lỗi, giúp trẻ biết cách thể hiện sự cảm ơn và xin lỗi của mình qua lời nói, chữ viết hoặc là hành động.
7. Khích lệ trẻ mạo hiểm và trải nghiệm
Thông thường, đối với những trẻ thích mạo hiểm thì chỉ số thông minh sẽ cao hơn, cho dù bị cấm thì chúng cũng sẽ trốn sau lưng bố mẹ mà làm những chuyện mà chúng thích. Nếm trải và thử thách sẽ giúp trẻ phát triển nhanh hơn. Quá nghiêm khắc chỉ trích có thể sẽ vô tình kìm hãm những khả năng trời phú của trẻ.
Mặc dù biết rõ là có một chút mạo hiểm, trẻ muốn làm gì, chỉ cần là trong phạm vi hợp lý, thì hãy khuyến khích chúng nếm trải. Cha mẹ phải học cách ức chế mối lo lắng của mình, dùng tâm thái bình tĩnh và kỳ vọng để đối mặt với sự mạo hiểm của trẻ.
Trẻ có bị thương chút xíu cũng không sao, điều đáng sợ hơn chính là trẻ không học được cách đối mặt với đau đớn, khó khăn và thử thách. Hideko biết thế nào là hạnh phúc, nhưng quyết không cho trẻ chỉ nếm trải những điều hạnh phúc. Hideko hy vọng là trẻ có thể kiên cường và dũng cảm hơn mình, và kỳ vọng trẻ có thể tự mình trải nghiệm và tìm thấy hạnh phúc cho mình.
Bất luận là thế nào thì mục đích cuối cùng của giáo dục trẻ là giúp trẻ có thể tự lập. Không có cuộc đời nào không có trở ngại, chúng ta phải để trẻ học được cách đối mặt với nguy cơ và rủi ro, dũng cảm nghênh đón thử thách, từ mình tìm ra hạnh phúc.
Các bậc cha mẹ hãy nhớ rằng, vô luận là chúng ta yêu thương con của mình như thế nào, nỗ lực bảo vệ chúng ra sao đi nữa, thì đôi cánh của chúng ta cũng không đủ lớn đủ mạnh, không đủ để chắn được hết những phong bão mà con mình sẽ gặp trong đời.
Tag: Bí kíp dạy con của bà mẹ Nhật Chỉ mua một cây kem cho hai con gái
Share on Google Plus

About Phạm Thu Hương

Tổng hợp thông tin sức khỏe, đời sống, văn hóa tâm linh nên đọc và suy ngẫm.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét