Theo luật nhân quả, người làm điều xấu có thể khiến con cháu phải gánh chịu hậu quả, nhưng tiến trình của nhân và quả này luôn luôn biến dịch. Câu chuyện Nghiêm Như Tứ kịp thời hối cải đã giúp cháu ông thoát khỏi bệnh bại liệt là ví dụ cho những ai đang làm điều ác nên dừng lại.
Nghiêm Như Tứ là thái thú Tương Dương vào triều đại nhà Thanh. Ông cũng là huyện lệnh huyện Văn Hỉ, tỉnh Sơn Tây trong những năm đầu của Hoàng đế Cao Tông. Nghiêm Như Tứ rất thích tra tấn nghi phạm hình sự để bức cung, và ông ta thậm chí còn làm một cái búa bằng gỗ đặc biệt để đập bể xương các nghi phạm, gây đau đớn không kể xiết.
Vợ ông là một phụ nữ hiểu biết và tài giỏi. Bà biết những gì chồng mình làm là sai trái và luôn cố gắng thuyết phục ông ta từ bỏ các phương pháp tra khảo như vậy. Tuy nhiên, Nghiêm Như Tứ đơn giản không nghe theo lời khuyên của bà. Năm sau, Nghiêm Như Tứ có một cháu trai. Mặc dù thân mình của đứa cháu thì mạnh khỏe nhưng xương ở cả hai chân rất mềm nên phần thân dưới của nó bị liệt.
Nhìn thấy điều này, vợ của Nghiêm Như Tứ nói với chồng: “Trước đây, tôi đã cảnh báo ông một cách nghiêm túc là dừng cách đối xử với nghi phạm hình sự như vậy. Bây giờ cháu ông thành ra thế này. Đây là Trời phạt ông quả báo. Nếu ông không thay đổi, sẽ có báo ứng lớn hơn đang chờ ông!”.
Sau khi nghe ý kiến của vợ, Nghiêm Như Tứ bị xáo trộn và hối tiếc sâu sắc những gì ông ta đã làm. Vì vậy ông ta đốt cái búa gỗ ngay và quyết tâm không bao giờ dùng cách tra tấn để bức cung.
Từ đó, ông nghiêm túc tìm kiếm các chứng cứ để giải quyết các trường hợp thay vì tra tấn nghi phạm. Xương của cháu ông dần dần cứng lên, đủ để nó có thể đi bộ, chạy nhảy giống như những đứa trẻ cùng trang lứa. Nghiêm Như Tứ thường dùng gương này để khuyên nhủ các quan lại khác không sử dụng các phương thức tra tấn.
Những điều ác mà tổ tiên gây ra có thể liên can đến con cháu của họ. Vì vậy, các quan chức không nên tra tấn phạm nhân. Nghiêm Như Tứ thường tra tấn để lấy lời khai và cháu ông ta trở nên bại liệt. May mắn thay, ông có một người vợ đức hạnh khuyên nhủ ông từ bỏ các hành động cũ, vì vậy cuối cùng cháu ông đã hồi phục.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét