Một vị tú tài dùi mài kinh sử ngày đêm thi không đậu, trong khi đó một lão nông phu chỉ dâng một chén trà cho vua thì lại được làm quan. Chàng trai này cứ oán trách mãi số mà rằng: Mười năm gian khổ học tập không bằng một chén trà. Nhưng trên thế gian hết thảy nhân duyên là đều có lí do…
Minh thái tổ Chu Nguyên Chương (1328 -1398), một lần cải trang đi tuần đến một vùng nông thôn. Thường ngày đã quen với việc “hô phong hoán vũ”, nên khi cải trang cảm thấy không quen. Đúng lúc ông vừa nóng vừa khát, lại gặp được một vị nông phu dâng lên một chén trà, Minh thái tổ như uống được rượu ngon, sau khi trở về, lập tức sai người đến nhà nông phu, phong cho ông một chức quan.
Một vị tú tài thi trượt biết được chuyện này, trong tâm cảm thấy rất bất bình, liền viết vài dòng lên trước miếu: “Thập niên hàn song khổ, bất cập nhất bôi trà”, ý là mười năm gian khổ học tập, không bằng một chén trà.
Mấy năm sau, Chu Nguyên Chương lại một lần nữa đi tuần đến đó, ông nhìn thấy câu này, sau khi biết rõ ngọn nguồn đầu đuôi, liền viết lên bên cạnh câu đó hai hàng chữ: “Tha tài bất như nhĩ, nhĩ mệnh bất như tha”, tức là hắn tài không bằng ngươi, nhưng mệnh ngươi lại không bằng hắn.
Trong cuộc sống có rất nhiều sự tình, thoạt nhìn quyền lực, giàu sang hay nghèo khổ, thông minh hay ngu đần, đẹp hay xấu, cơ hội hay vận hạn… đối với tất cả mọi người đều không thể công bằng. Đây cũng là một trong những hiện tượng của thế gian mà ai ai cũng có thể thấy được, việc đòi hỏi ai ai cũng được bình đẳng ngang nhau là điều không thể.
Tuy nhiên, theo nguyên lý “tự nghiệp tự thụ”, tức tự làm tự chịu mà xét, thì giàu sang biến thành nghèo khó, nghèo khó biến thành giàu sang là không ngừng phát sinh. Cho nên, trong duyên phận nghiệp báo, số phận của con người vẫn là có công bằng tuyệt đối, vì thế không cần phải oán trách công bằng hay không công bằng.
Một số người không hiểu Phật Pháp, vừa nghe nói đến nhân quả, nghiệp báo liền gạt bỏ cho rằng đó là mê tín.
Quan niệm về nhân quả và quan niệm về số mệnh dẫu đưa ra những góc nhìn khác nhau về nhân sinh nhưng thực chất cả hai đều bổ sung và nói rõ vấn đề này. Quan niệm về số mệnh cho rằng: Hết thảy được mất, thành bại là do Thần nắm giữ, những cố gắng của con người đều vô ích; trong khi đó quan niệm về nhân quả lại cho rằng, tất cả quả báo hay thiện ác đều là do bản thân mình gây ra. Nói cho cùng, Thần an bài và đặc định số mệnh một người chính là căn cứ theo thiện ác mà người đó đã làm trong đời này và qua bao đời trước.
Trong “Tam thế nhân quả kinh” (kinh nhân quả ba đời), có viết:
“Kiếp này được làm quan là vì sao? Vì kiếp trước đã dùng vàng trang điểm thân tượng Phật”.
Kiếp trước đã tu luyện nên kiếp này được hưởng thụ, mặc áo bào tím, đai vàng đến trước bàn thờ Phật cầu nguyện.
Chớ nói làm quan đều dễ dàng, kiếp trước không tu thì chức quan đó ở đâu mà đến?
“Được cưỡi ngựa ngồi kiệu là vì sao? Vì kiếp trước sửa cầu, tu bổ đường đi cho người.
Được mặc quần tơ áo lụa là vì sao? Vì kiếp trước tặng quần áo cho người nghèo.
Được mặc quần tơ áo lụa là vì sao? Vì kiếp trước tặng quần áo cho người nghèo.
Có ăn có mặc là do đâu? Vì kiếp trước mang cơm, trà bố thí cho người nghèo.
Không có cái ăn, cái mặc là vì sao? Vì kiếp trước keo kiệt không cho ai một xu, một hào.
Không có cái ăn, cái mặc là vì sao? Vì kiếp trước keo kiệt không cho ai một xu, một hào.
Có nhà cao tầng ở là vì sao? Vì kiếp trước cung cấp cơm gạo cho chùa hay am thờ Phật.
Phúc lộc đều đủ là vì sao? Vì kiếp trước xây đình dựng chùa.
Phúc lộc đều đủ là vì sao? Vì kiếp trước xây đình dựng chùa.
Tướng mạo đoan trang là vì sao? Vì kiếp trước dâng hoa quả cúng Phật”.
Có người vừa ra đời đã ngụ ở đô thị phồn hoa, hưởng thụ cuộc sống văn minh, giàu sang phú quý, nhưng cũng có người cả một đời, đều ở nơi rừng núi hoang vu, làm việc kiếm sống nơi hẻo lánh, tháng ngày nghèo khổ, đây không phải là do số mệnh không công bằng, mà là nhân duyên quả báo khác nhau.
Vì vậy, đừng oán trách trời cao đối đãi với mình không công bằng, hết thảy nhân duyên là đều có lý do.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét